Hiện nay, theo thống kê từ Bộ NN&PTNT tổn thất sau thu hoạch của Việt Nam thuộc hàng cao nhất Châu Á, dao động khoảng 9% – 17% thậm chí 30% (tức 1/3 sản lượng) tùy từng khu vực và mùa vụ. Để giúp khách hàng giảm mối lo lắng về sự tổn thất này chúng tôi đã tìm hiểu và cung cấp giải pháp bảo quản nông sản, áp dụng các công nghệ tiên tiến được chuyển giao từ Châu Âu từ các công ty hàng đầu thế giới về công nghệ bảo quản để nâng cao sản lượng sau thu hoạch và giữ cho hoa quả tươi lâu hơn.
Công nghệ bảo quản nông sản theo quy chuẩn châu Âu
Sau nhiều năm nghiên cứu thị trường nông sản, AGROVNI đã lựa chọn phân phối tại thị trường Việt Nam các sản phẩm bảo quản nông sản sau thu hoạch của Green Keeper, một công ty hàng đầu trên thế giới trong lĩnh vực nông nghiệp với công nghệ bảo quản tiên tiến từ Tây Ban Nha.
Chúng tôi tự hào mang đến dòng sản phẩm bảo quản nông sản duy nhất tại Việt Nam được chứng nhận bởi các cơ quan uy tín hàng đầu trên thế giới về sự an toàn, đảm bảo sức khỏe người tiêu dùng: FDA, EU và BRC.
Giải pháp của chúng tôi là sự kết hợp hoàn hảo xuyên suốt từ giai đoạn thu hoạch đến giai đoạn xuất khẩu, tùy theo sản phẩm nông sản và nhu cầu của quý khách chúng tôi sẽ tư vấn giải pháp phù hợp và hiệu quả nhất.
Bảo quản nông sản bằng phương pháp giữ lạnh
Phương pháp này chính là sử dụng nhiệt độ để làm chậm quá trình chín của nông sản. Từ đó giúp bảo quản nông sản được lâu hơn và cũng như hạn chế sự hư hỏng trong quá trình lưu kho, vận chuyển.
Với mỗi loại nông sản khác nhau sẽ có mức nhiệt độ bảo quản khác nhau. Nếu bảo quản trái cây ở nhiệt độ thấp hơn quy định sẽ xảy ra hiện tượng tổn thương lạnh. Hiện tượng này sẽ làm màu sắc và hương vị của nông sản mất đi sự tự nhiên, đồng thời nông sản sẽ bị mềm, thâm, dễ hư hỏng hơn.
Với kinh nghiệm làm việc với nhiều đối tác khách hàng khác nhau cùng đội ngũ chuyên gia về bảo quản sau thu hoạch. chúng tôi cam kết sẽ đưa ra những mức nhiệt độ phù hợp cho từng loại rau quả, trái cây. Đảm bảo tỉ lệ hư hỏng là thấp nhất cũng như giúp nông sản tươi lâu hơn.
Lọc khí Ethylene giải pháp loại bỏ vi sinh vật có hại kéo dài thời gian bảo quản nông sản
Ethylene là hoóc môn thực vật được sản xuất tự nhiên bởi trái cây và rau quả. Nó được gọi là hormone chín vì nó điều chỉnh sự chín của trái cây.
Sản phẩm hút khí Ethylene do chúng tôi cung cấp sẽ tạo bầu không khí biến đổi một cách tự nhiên, làm hàm lượng Ethylene và các chất bay hơi khác giảm xuống, từ đó kéo dài thời gian lưu giữ nông sản.
Ngoài ra, các nghiên cứu và thử nghiệm cho thấy sản phẩm và thiết bị hút Ethylene do chúng tôi cung cấp loại bỏ một phần đáng kể các chất thải hữu cơ thải ra từ nông sản, cũng như mùi do các khí này tạo ra. Đặc biệt là ngăn ngừa sự hình thành của nấm mốc, vi sinh vật ảnh hưởng đến nông sản như: như Anthracnose, Penicillium và Botrytis và Pseudomonas.
Bảo quản bằng túi AGROMAP – Bao bọc sản phẩm ức chế sự phát triển của vi sinh vật gây hại
Màng AGROMAP cho thời gian bảo quản lâu hơn trung bình tăng gấp 3 đến 4 lần mà nông sản vẫn không bị thay đổi các chỉ tiêu chất lượng và vẫn giữ nguyên màu sắc, mùi vị. Công nghệ túi MAP (Modified Atmosphere Packaging) đã được phát minh và sử dụng bảo quản không chỉ nông sản mà cả các loại thực phẩm khác ở một số nước nông nghiệp phát triển dưới nhiều hình thức.
Mỗi loại nông sản khác nhau sẽ phù hợp với từng loại túi AGROMAP khác nhau. AGROVNI sẽ tư vấn, lựa chọn loại màng MAP phù hợp nhất để bảo quản cho từng loại nông sản xuất khẩu của khách hàng.
Dung dịch ức chế nấm và ngăn chặn quá trình già hóa của trái cây, bảo quản lâu hơn.
Lớp màng sinh học sẽ giảm sự hô hấp hay quá trình già hóa của trái cây, cải thiện hình thức quả nhờ lớp màng bên ngoài. Nó còn là tác nhân chống vi sinh vật có hại gây hư hỏng quả, giảm tổn thương cơ học trong quá trình vận chuyển.
AGROVNI sẽ cung cấp hệ thống phun được nhập khẩu trực tiếp từ các nước , được tính toán để tạo lớp màng vừa đủ cho trái cây hô hấp và không bị tổn thương, từ đó bảo quản trái cây lên đến 30 ngày mà vẫn đảm bảo độ tươi, cứng cho trái cây. Ngoài ra, lớp màng sinh học còn tạo lớp bảo vệ cho trái cây không bị tổn thương trong quá trình vận chuyển nhiều ngày.
Nguồn: AGROVNI tổng hợp